Thứ Tư, 3 tháng 4, 2013

báo động về nạn vi phạm bản quyền game di động tại vn

Báo động về nạn vi phạm bản quyền game di động tại VN

Cùng với Trung Quốc, Việt Nam đang nổi lên là thị trường màu mỡ cho kinh doanh game mobile 'ăn trộm'.

> Cơ hội bứt phá cho game mobile online trong năm 2013
> Xử phạt chơi game lậu: Quan trọng là người thực thi

Trên phương tiện thông tin đại chúng gần đây đang dấy lên dư luận về các vấn đề vi phạm bản quyền của nhiều hàng sản xuất và phát hành game mobile Việt. Theo phản ánh từ thành viên trên một diễn đàn công nghệ lớn ở VN, người này đã nhận được phản hồi về việc nhà sản xuất game mobile nước ngoài khá nổi tiếng là Kingdom Rush đang phải đau đầu đối phó với nạn xâm phạm bản quyền của cả 2 quốc gia Việt Nam và Trung Quốc. Trong đó, đại diện hãng game Kingdom Rush đặc biệt nhấn mạnh về sự nghiêm trọng của tình trạng này tại Việt Nam.

Về phía các hãng phát triển (developer) Việt Nam, đa số đều cố gắng bào chữa và dẫn chứng những công việc mà họ đang trực tiếp thực hiện mang tính chính quy, còn những trường hợp vi phạm kia chỉ là con số nhỏ. Song đó là tại thời điểm 2 năm về trước khi thị trường game trên smartphone còn đang manh mún.

Còn hiện tại, bất cứ người dùng ở VN nào sở hữu điện thoại thông minh trên các nền tảng iOS và Android đều có thể dễ dàng tìm thấy các ứng dụng và game 'chùa' trên hàng loạt store lậu ở VN. Trong số những app này, họ không khó để tìm thấy vô số các game Clone và Rip-off, hay còn gọi nôm na là game đi ăn trộm.

'Vậy họ ăn trộm bằng cách nào? Quy trình thực ra khá đơn giản, các công ty này chỉ cần tải bản game nước ngoài về, bung các file hình ảnh ra và thay toàn bộ từ ngữ nước ngoài thành tiếng Việt. Tất cả các quyền tác giả hay logo của nhà sản xuất đều bị xóa hoặc thay thế một cách trắng trợn, một số game miễn phí nước ngoài sau quá trình được Việt hóa thì nghiễm nhiên trở thành có thu phí và phải trả tiền để được chơi', một người chơi phản ánh.

Cuộc chiến thây ma - phiên bản Plant Vs. Zombie được một công ty game Việt hóa trái phép.
Plant Vs. Zombie - phiên bản game thủ trụ nổi tiếng của Popcap - bị một công ty game đổi tên Việt hóa trái phép thành Cuộc chiến thây ma.

Có thể kể ra hàng loạt các thương hiệu trò chơi đình đám ở nước ngoài hiện đang có bản Việt hóa ở VN và được vận hành một cách đường hoàng như Tankzor (về Việt Nam bị đổi tên thành Tank Pro), Where is my Water (bị đổi thành Kì lưng cá sấu), Asphalt trở thành Quái xế, Plant Vs Zombie thành Cuộc chiến thây ma...

Không những thế, trong khi các dịch vụ vốn tích hợp sẵn trong game và được miễn phí từ bản nước ngoài chẳng hạn 'Đăng tải kỷ lục' sau mỗi màn chơi thì ở các game 'Việt hóa' này, chúng lại thu phí. Hình thức thu phí có thể bằng hình thức tin nhắn giá trị giá tăng, cũng có khi là quy đổi ra tiền ảo.

Liên quan đến vấn đề này, có ý kiến phản ánh: 'Tôi có tải trò chơi của họ (công ty game mobile lậu) về, chơi được vài phút đã thấy hiện thông báo thu phí với giá 15.000 đồng, tôi đang ham chơi nên đành chấp nhận trả số tiền này. Nào ngờ 1 tuần sau lại có thông báo bắt thu phí mới cho tôi tiếp tục chơi, chẳng lẽ bỏ ngang nên tôi đành chấp nhận mất tiếp. Đến khi có người bạn biết mới cho tôi hay rằng trò chơi này ở nước ngoài hoàn toàn miễn phí, tôi mới ngã ngửa người ra là mình đã bị móc túi bởi mấy công ty lừa đảo này'.

Ảnh chụp màn hình thông báo yêu cầu nạp tiền dịch vụ của một game mobile.
Ảnh chụp màn hình thông báo yêu cầu nạp tiền dịch vụ của một game mobile lậu.

Trao đổi với Game Thủ.net, đại diện một hãng game mobile offline lớn của nước ngoài có chi nhánh tại Việt Nam cho biết, họ cũng đang rất đau đầu về vấn nạn ăn cắp bản quyền của nhiều công ty game di động tại đây. Vị này khẳng định, hầu hết các game di động (đa số là offline) có nguồn gốc từ nước ngoài đang được kinh doanh ở Việt Nam hiện nay đều không có bản quyền và chưa được cơ quan quản lý cấp phép kinh doanh.

'Hiện có 2 hình thức vi phạm bản quyền phổ biến nhất ở các công ty game mobile Việt. Thứ nhất, như đã đề cập ở trên, họ tải bản game nước ngoài về, bung các file hình ảnh ra, đổi tên game và thay toàn bộ nội dung thành tiếng Việt - hay còn gọi là Việt hóa game. Thứ hai, đối với một số công ty có tiềm lực tài chính khá và sở hữu studio riêng, họ sẵn sàng bỏ tiền đầu tư sản xuất một dự án game riêng, song đáng tiếc là ý tưởng về nội dung, hình ảnh, nhân vật, vũ khí, vật phẩm... hầu như được sao chép nguyên xi từ một trò chơi nước ngoài có tiếng nào đó', vị này tiết lộ.

Nhờ đánh hơi được miếng bánh béo bở như vậy, dễ thấy một vài năm trở lại đây, song song với sự phát triển của thị trường smartphone, các đơn vị kinh doanh game mobile ăn trộm bản quyền đã và đang mọc lên như nấm. Nói như một người trong ngành 'nhà nhà làm game mobile, người người làm game mobile' cũng không ngoa.

Cũng phải nói thêm rằng, việc ăn cắp bản quyền thường chỉ tập trung vào phần lớn sản phẩm game di động đến từ các nhà sản xuất nước ngoài chưa có nhiều tên tuổi hoặc tiềm lực tài chính không đủ mạnh.

'Nạn ăn cắp bản quyền sản phẩm đến từ các hãng game mobile lớn như EA Mobile hay Gameloft xảy ra ít hơn do họ có đủ cơ sở pháp lý chế tài cũng như khả năng tài chính dồi dào để tiến hành khởi kiện ra tòa án quốc tế. Trong khi đó, các studio game nhỏ thì đành phải 'ngậm bồ hòn làm ngọt' cho người ta làm càn do không thể đáp ứng được những điều kiện nói trên', một người công tác lâu năm ngành game di động tại VN cho Game Thủ.net biết.

Đến bao giờ, Việt Nam mới không bị mang tiếng là vùng đất phát triển màu mỡ cho các game mobile vi phạm bản quyền?
Đến bao giờ, Việt Nam mới không bị mang tiếng là vùng đất màu mỡ cho các công ty kinh doanh game mobile vi phạm bản quyền?

Dù nạn vi phạm bản quyền game di động đang diễn ra phổ biến song hiện tại, cơ quan quản lý hầu như vẫn chưa đưa ra những chế tài hay động thái xử lý triệt để. Bản thân VN hiện không có một hiệp hội nhà phát triển game mobile đúng nghĩa đứng ra để giải quyết vấn đề tranh chấp bản quyền. Chính kẽ hở này đã tạo điều kiện cho những đơn vị làm game mobile dễ bề kiếm lời từ những người dùng nhẹ dạ cả tin. Rõ ràng, điều này là không công bằng đối với một số doanh nghiệp sản xuất game mobile chân chính tại VN - những người đang ngày đêm nỗ lực để xây dựng và nâng tầm thương hiệu hình ảnh ngành game Việt còn non trẻ.

Hoàng Quân

Nguồn: gamethu.vnexpress.net

những cú lừa nổi tiếng trong lịch sử làng game việt

Những cú lừa nổi tiếng trong lịch sử làng game Việt

'Kẻ giật dây' trong các vụ việc này không ai khác chính là NPH.

Nhân ngày Cá Tháng Tư, cùng Game Thủ.net điểm lại một số các sự kiện từng khiến vô số game thủ Việt phải 'ăn dưa bở'.

Cửu đại sự kiện

Có thể nói, đây chính là một trong những cú lừa ngoạn mục nhất mà VTC Game đã dành cho các fan Cửu Âm Chân Kinh nói riêng và làng game nói chung hồi cuối 2010. Cụ thể, NPH này đã hé lộ website '9.govtc.com' trên mạng xã hội Facebook, trong đó úp mở về một chữ 'Cửu' duy nhất được khắc trên nền đá kèm theo dòng chữ 'Coming soon 1/2011'.

Trang web sau đó đã gây ra cơn chấn động trong làng game Việt khi đa phần game thủ nhận định hính là Cửu Âm Chân Kinh - MMORPG 3D được họ mong chờ từ lâu và cũng nổi lên như cồn ở thị trường Trung Quốc thời điểm đó. Rốt cuộc, cộng đồng đã phải thất vọng tràn trề khi thực chất trang web này chỉ nhằm quảng bá cho 'Cửu đại sự kiện' của Thần Long Huyết Kiếm, MMORPG 3D hiện đã bị VTC Game khai tử.

Thần Bài Online: Treo đầu dê bán thịt chó

Hồi tháng 3/2011, làng game Việt từng xôn xao trước sự xuất hiện của trò chơi về nhân vật nổi tiếng Yugi, thuộc sở hữu của đơn vị phát hành có tên xGo. Từ lúc xuất hiện cho đến khi mở cửa chính thức, mọi công tác truyền thông quảng bá đều gắn với những hình ảnh của game đánh bài nổi tiếng Yu-Gi-Oh!. Rất nhiều người đã hăm hở vào đăng ký tham gia khi trò chơi bắt đầu thử nghiệm với hy vọng sẽ được 'vui buồn đỏ đen' cùng những thần tượng của mình.

Chẳng bao lâu, game thủ hoàn toàn vỡ mộng khi nhận ra, Thần Bài Online chỉ là một cái mác đặt ra để câu kéo họ. 'Đây đúng là kiểu PR rẻ tiền, chẳng khác nào 'treo đầu dê, bán thịt chó'. Nội dung game này không hề dính dáng gì đến huyền thoại Yugi trong Yugi Oh', một người chơi phần nộ sau khi test thử trò chơi. Tiếp theo đó là hàng loạt cơn sóng biểu tình của game thủ đối với Thần Bài Online trên khắp các diễn đàn.

TS Online hồi sinh

Dù đã bị Asiasoft đóng cửa vào tháng 7/2009 song thông tin về TS Online vẫn luôn được nhiều game thủ Việt quan tâm nhất trên kênh truyền thông và cộng đồng. Do đó dễ hiểu khi vào giữa năm 2012, khi nhận dược thông tin một đơn vị phát hành mang danh 4yeso sắp hồi sinh game dưới cái tên Thiên Địa Online, sự phấn khích của các fan TS Online có lúc được đẩy đến cao trào.

Thực tế ở thời điểm đó, mọi công tác vận hành của 4yeso đều có vẻ diễn ra khá suôn sẻ, từ trang chủ, phát code cùng thông tin chi tiết về phiên bản TS Online và ngày dự kiến được hồi sinh. Song đáng buồn, đến nay trò chơi vẫn chưa thể trở lại, mọi lời nói của NPH trước đó vẫn chỉ là... lời hứa suông.

Long Môn Phi Kiếm: Đối thủ Kiếm Thế tại VN

Tháng 8/2012, một fanpage mang tên Long Môn Phi Kiếm bất ngờ lộ diện trên mạng xã hội Zing Me. Điều khiến cộng đồng tò mò nhất chính là thông điệp đầy vẻ thách thức trên fanpage này 'Đối thủ của Kiếm Thế sắp xuất hiện'. Ai cũng biết, Kiếm Thế vốn là đã trở thành tượng đài của VNG tại làng game nên dễ thấy, sự xuất hiện của fanpage Long Môn Phi Kiếm đã thu hút đông đảo chú ý từ cộng đồng.

Rốt cuộc, sau khi bày vẽ đủ trò với fanpage này, VNG cũng chịu thừa nhận Long Môn Phi Kiếm chỉ đơn thuần là bản update Kiếm Thế, khiến không ít game thủ phải vỡ mộng.

Thần Long - 'Game chiến thuật mới siêu rẻ'

Có vẻ như chiêu trò 'bình mới rượu cũ' đang ngày được các NPH Việt ưa chuộng để quảng bá sản phẩm. Trường hợp Thần Long với slogan 'game chiến thuật mới siêu rẻ' ra mắt đầu năm 2013 của CMN Entertainment cũng không phải là ngoại lệ. Sau khi bước chân vào thế giới Tam Quốc của trò chơi này không lâu, cộng đồng game thủ nhanh chóng nhận ra đây chính là Nhất Kỵ, webgame chiến thuật từng được chính NPH này tung ra hồi tháng 7/2012.

Động thái 'treo đầu dê bán thịt chó' của NPH đã gây phẫn uất cho hàng loạt game thủ sau đó. Họ tuyên bố, việc làm này của NPH thể hiện sự thiếu tôn trọng game thủ. Cụ thể, trang chủ của Nhất Kỵ không hề đưa ra thông báo nào mà NPH lại lập nguyên trang web mới, đặt tên game khác và mặc nhiên tuyên bố là game mới.

WoW về Việt Nam

Tháng 2 năm nay, một teaser lạ mang hình ảnh trò chơi nhập vai trực tuyến nổi tiếng của Blizzard - WoW - và siêu phẩm Assassin's Creed của Ubisoft bất ngờ xuất hiện tại địa chỉ gamehot2013.com. Sự kỳ quặc về cách bố trí hình ảnh của trang giới thiệu này đã gây ra không ít tranh cãi cho cộng đồng game thủ.

Có không ít game thủ nghi ngờ rằng, đây chính là teaser quảng bá cho WoW. Thực tế, bí ẩn thực sự đằng sau trang giới thiệu lại chẳng liên quan gì đến WoW, thay vào đó là một sản phẩm webgame chiến thuật mới của Game5 với cái tên đầy tranh cãi Rồng Lộn.

'Cú lừa đúp' Thám tử ConanNinja Loạn Thị

Dường như lối quảng bá sử dụng thương hiệu các bộ truyện tranh nổi tiếng được VTC Game đặc biệt ưa thích. Chỉ trong vòng nửa năm, liên tiếp hai bộ truyện tên tuổi 'Thám từ lừng danh' và 'Ninja Loạn Thị' đã được sử dụng trong các trang teaser chỉ nhằm giới thiệu sản phẩm duy nhất của họ là Ninja VN.

Đối với trường hợp ban đầu 'Thám tử Conan', NPH đã khéo léo lái cái đồn đoán của dư luận về phía dự án game Conan - MMO thuộc thể trinh thám khá hot tại Nhật Bản trong năm 2012. Trường hợp thứ hai 'Ninja Loạn Thị' cũng được VTC Game áp dụng phương pháp tương tự và cũng đã khiến không ít game thủ nhầm tưởng, đây chính là một game mới mang tên Ninjitsu Rantarou Online.

Game MOBA One Piece

Câu chuyện về dự án 'game MOBA One Piece' được NPH SSGroup thêu dệt có thể coi là một trong những 'vở kịch' truyền thông khiến nhiều game thủ phải ăn dưa bở nhiều nhất thời gian gần đây. Khéo léo dung hòa 2 thương hiệu MOBA và One Piece trong chiến dịch quảng bá, đưa ra lời giới thiệu gây tò mò 'trò chơi là sự kết hợp giữa sự cân bằng, tính chiến thuật và tính đồng đội của MOBA cùng với cốt truyện, nhân vật quen thuộc của bộ manga One Piece', NPH SSGroup đã thực sự thành công trong việc gây chú ý cho cả cộng đồng yêu thích MOBA và One Piece đông đảo ở VN.

Không lâu sau đó, cộng đồng game thủ đã phải ngỡ ngàng khi chân tướng sự việc được phơi bày - dự án 'game MOBA One Piece' đơn thuần là bản update Vua Hải Tặc và mang tên Nhiệt huyết Đại hải tặc.

Hoàng Quân

Nguồn: gamethu.vnexpress.net

một thanh niên trung quốc sống 6 năm trong quán game (27/03)

Một thanh niên Trung Quốc sống 6 năm trong quán game

Các hoạt động tắm rửa, ăn uống và chơi game là thời khóa biểu chính của anh chàng này trong suốt quãng thời gian qua.

> Game thủ bị bạn gái 'bợp tai' ngay tại quán net
> 'Mỗi ngày doanh thu quán PS 2 chỉ được vài trăm ngàn'

Mới đây, nhiều trang tin tại Trung Quốc đã đăng bài về Li Meng, một thanh niên gần như đã ở lỳ trong quán cafe Internet tại tỉnh Trường Xuân, thủ phủ của tỉnh Cát Lâm, nhiều năm liền, chỉ tạm ngừng chơi game để đi mua đồ ăn và thỉnh thoảng tắm rửa.

Mặc ai nói gì, Li cũng từ chối trò chuyện. Chủ quán game cho hay Li chơi ở đây đã lâu nhưng ông chẳng mấy khi để ý đến cậu ta, do Li tính tình đơn giản và cũng không gây ra phiền toái gì.

Vẫn có nhiều người tin rằng họ có thể sống và kiếm tiền bằng việc chơi game cả đời.
Vẫn có nhiều người tin rằng họ có thể sống và kiếm tiền bằng việc chơi game cả đời.

Khi phóng viên tiếp cận với Li, họ nhận thấy game thủ này đeo kính và rõ ràng đã rất lâu rồi cậu không cắt tóc. Đồng ý nói chuyện với phóng viên, đôi mắt của Li vẫn dính chặt vào màn hình máy tính. Túi cơm hộp dành cho bữa tối đặt bên cạnh.

Li cho hay mình quê ở tỉnh Hồ Bắc, đã tốt nghiệp đại học và sinh năm 1983. Thu nhập hàng tháng của Li là 2.000 nhân dân tệ (322 USD), trong đó 500 tệ (80 USD) được dành để trả tiền chơi game. Khi phóng viên hỏi thêm, Li từ chối trả lời.

Những game thủ khác trong quán dường như cũng không mấy quan tâm đến Li. 'Cậu ta thường đến đây chơi game với buổi tối, ban ngày buồn ngủ thì ngủ ở đây, thi thoảng ra ngoài tắm rửa', một người cho biết. Thậm chí, dịp Tết Li cũng không về quê hay rời khỏi quán game.

(theo VnExpress)

Nguồn: gamethu.vnexpress.net

thời đỉnh cao, mỗi tuần em kiếm được hơn 60 triệu từ mu lậu (26/03)

'Thời đỉnh cao, mỗi tuần em kiếm được hơn 60 triệu từ MU lậu'

Phạm Cương, 'cựu đại gia' 9x từng tự tay phát triển phiên bản game trái phép chia sẻ.

> Biến tướng của MU Online trên server lậu
> MU Hà Nội: Bán game lậu, tậu án thật

Một thanh niên sinh năm 1991 có dáng người thanh mảnh, nói chuyện cởi mở và thoải mái đã bắt đầu câu chuyện về quá khứ của mình bằng một câu khẳng định gây 'shock' như vậy.

Từ học sinh cấp 3 thành đại gia 'làm' game online

Vào những năm 2009, khi mới học lớp 12 và phong trào chơi game MU đang lên cao trong giới trẻ, Phạm Phúc Cương đã mày mò và bắt đầu tìm hiểu nhiều về công nghệ thông tin. Cùng với sự yêu thích game online do công việc kinh doanh quán Internet của gia đình, Cương đã mày mò thử làm một bản game MU lậu (private) nho nhỏ mang tên MU Bá Vương để hút khách về cho nhà mình nhằm cạnh tranh với một số quán game xung quanh.

Càng làm càng thấy game của mình có tiềm năng, hấp dẫn người chơi, Cương đã thuê một đội trẻ con thay mình sang các quán net khác cài game của mình vào.

Cỗ máy làm tiền một thời của Cương.
Cỗ máy làm tiền một thời của Cương.

Ban đầu, Cương chỉ dùng máy chủ là một chiếc PC trong quán. Sau một thời gian, lượng người chơi càng ngày càng đông, Cương đã bỏ tiền tái đầu tư một chiếc máy chủ 'xịn' vào những năm 2009 với giá trị khoảng 30 triệu đồng. Kết quả thu được là những lần đạt lượng người đăng nhập cùng lúc tới 500 mà không có hiện tượng lag hoặc giật.

Tiếp tục nuôi tham vọng, Cương bắt đầu quảng bá mạnh hơn, từ phát tờ rơi tới dán áp phích tại các cổng trường cấp 3. Thậm chí, anh còn thuê banner, treo quảng cáo lên các website với tổng giá tiền hàng tháng lên đến gần chục triệu đồng.

Cương tâm sự:
'Tiền thuê cài game đa phần em lấy đồ trong game để trả ', Cương tâm sự.

Từ những bước làm đơn giản như thế, Cương bắt đầu thu lại lợi nhuận và tiếp tục tái đầu tư vào các khâu khác để phát triển mở rộng sản phẩm của mình.

'Thời kỳ đỉnh cao, em kiếm được hơn 60 triệu một tuần. Lúc mới bắt đầu, chưa biết nhiều về kỹ thuật, chỉ lần mò lung tung với làm quảng cáo linh tinh, khá tốn thời gian. Về sau, gần như em không phải làm gì cả, game cứ tự chạy, tự thu hút thêm người chơi và tự mang tiền về', Cương nói.

Đại gia sa cơ và dấu chấm hết của thị trường game lậu

'Khi em bắt đầu kiếm được tiền, gần như còn trẻ con, chưa biết dùng tiền vào việc gì cả. Tham vọng cũng chưa nhiều, tương lai chưa xác định nên em chủ yếu dùng tiền đưa bạn gái đi chơi, đi ăn uống. Hết lớp 12 thì đi du lịch, tiền có bao nhiêu dùng hết bấy nhiêu. Hồi đó ở lớp em, chỉ duy nhất có mình em là ngày nào cũng ăn diện, quần áo, nước hoa toàn đồ đắt tiền', Cương tâm sự.

Cậu nhóc lớp 12 ngày ấy đã chi tiêu số tiền kiếm được vào những cuộc đi chơi xa xỉ.
Cậu nhóc lớp 12 ngày ấy đã chi tiêu số tiền kiếm được vào những cuộc đi chơi xa xỉ - Ảnh do nhân vật cung cấp.

Tuy nhiên, con đường làm game lậu không phải cứ thế mà trơn tru mà bắt đầu đi xuống sau một thời gian bùng nổ, một phần vì lý do 'lạm phát trong game'.

'Bạn bè, trẻ con hàng xóm cứ mỗi đứa thi thoảng lại xin một số đồ xịn, đứa thì xin tiền này nọ, chẳng mấy chốc mà game ai cũng khủng như nhau, chả ai mạnh hơn ai mấy. Khi có người mạnh hơn thì đứa khác lại xin cho mạnh bằng. Từ đó game cứ thế lụi bại dần', chàng trai trẻ này nhớ lại.

Sau đó, Cương đã tốn không biết nhiêu tiền kiếm được để xây dựng lại game. Nhưng càng làm càng khó, càng tốn nhiều mà kết quả thu về lại không hề khả quan. Tiếp đó, ngày càng nhiều các phiên bản game MU lậu cũng đua nhau ra mắt với nhiều tính năng mới, hình ảnh đẹp hơn. Cuối cùng, sự nghiệp mới phất của chàng trai trẻ này cũng tới ngày lụn bại.

Con người mới của "cựu đại gia" MU lậu.
Con người mới của 'cựu đại gia' MU lậu.

Hiện tại, 'cựu đại gia' này đang làm marketing cho một công ty công nghệ. Những năm tháng tập tành với SQL, Server, dịch vụ web giờ đây hỗ trợ khá nhiều cho công việc. Niềm đam mê với game online của Cương vẫn chưa dứt, nhưng giờ với công việc tất bật nên anh chia sẻ rằng đang thử nghiệm một phiên bản game online tương tự MU, 'tiện cả đôi đường' theo quan điểm của anh.

Vệ Thần, trò chơi mới mà game thủ này muốn theo đuổi.

'Giờ em cải tà quy chính rồi. Làm game lậu là trái pháp luật, cũng chẳng bền lâu. Đi làm cũng giúp em trưởng thành hơn, học được cái mới mẻ hơn. Trước đây cứ nghĩ kiếm được tiền là oai. Giờ đi làm lương thấp thôi nhưng mình biết được cả một chân trời mới', Cương nói.

Đình Vũ

Nguồn: gamethu.vnexpress.net

vng đang ủ mưu trong quý i/2013 (29/03)

VNG đang 'ủ mưu' trong quý I/2013?

Đại gia phát hành game này vẫn 'án binh bất động' trong bối cảnh thị trường đang bước vào giai đoạn sôi động.

Từ khi làng game Việt được khai sinh, VNG luôn được xem là một trong tam đại gia bên cạnh VTC Game và FPT Online. Thực tế chứng minh, trong suốt những năm vừa qua, họ luôn là hãng game dẫn đầu thị trường về mặt doanh thu so với 2 'đại gia' còn lại. Ở làng game Việt hiện nay, VNG cũng sở hữu những sản phẩm game đã góp công lớn xây dựng thương hiệu cho họ như VLTK, Kiếm Thế, Ngọa Long, Võ Lâm Chi Mộng...

Ngọa Long - một trong những webgame chiến thuật nổi bật nhất của làng game hiện nay đến từ VNG.
Ngọa Long - một trong những webgame chiến thuật nổi bật nhất của làng game hiện nay đến từ VNG.

Năm 2012 vừa qua, ngay từ quý I, VNG đã nhanh chóng cho ra mắt sản phẩm mới là Hùng Bá Thiên Hạ với hàng loạt chiến dịch truyền thông quảng bá rầm rộ đi kèm như tuyển đại sứ, chụp cosplay, tổ chức thi ảnh... Đó là chưa kể một loạt các sản phẩm mới liên tiếp được cho ra mắt trong các quý còn lại như Thất Hùng Tranh Bá, Tiên Lộ, Đại Tướng Quân...

Tuy nhiên, đó chỉ là chuyện của những năm trước đây. Bước sang 2013, đại gia phát hành game được xem là số 1 Việt Nam này bỗng dưng 'im hơi bặt tiếng'. Hoàn toàn không có bất cứ một động thái nào của NPH này kể từ đầu năm cho thấy, họ sẽ tung ra sản phẩm game mới. Các chiến dịch truyền thông, quảng bá hiện vẫn chỉ tập trung vào các sản phẩm game cũ đã ra mắt từ 1-2 năm trước, bao gồm cả những 'ông già' như VLTK, Kiếm Thế...

Trái ngược với sự im lặng khó hiểu của VNG, các NPH còn lại ở làng game - trong đó có bộ đôi VTC Game và FPT Online - hiện đều đã cho 'bung hàng' một trong những con bài chiến lược của mình năm nay, lần lượt là Vua Bóng Rổ Tiên Kỷ.

Song song đó, các NPH tầm trung khác cũng không đứng ngoài cuộc chiến tranh giành thị phần khi nhanh chóng tung ra đòn phủ đầu quý I, điển hình là Gosu với 'bom tấn' Cửu Âm Chân Kinh, Asiasoft với Tam Quốc Chí 3D và Likevn với DayBreak Online. Đây đều là những sản phẩm có chất lượng khá, ít nhiều mang đến các cơn gió lạ cho làng game Việt đủ để xua tan đi không khí u ám do bị webgame bao phủ trong suốt năm trước đó.

Cửu Âm Chân Kinh đã gọi, Võ Lâm Truyền Kỳ 3D vẫn chưa trả lời.
Cửu Âm Chân Kinh đã gọi, Võ Lâm Truyền Kỳ 3D vẫn chưa trả lời.

Một câu hỏi lớn đặt ra ở đây là tại sao VNG lại dễ dàng chấp nhận đứng ngoài cuộc suốt cả quý I/2013 trong bối cảnh thị trường đã và đang có sự khởi sắc rõ rệt như hiện nay. Phải chăng, việc vận hành những sản phẩm hiện tại của họ đã đáp ứng đủ chỉ tiêu doanh thu đã được ban lãnh đạo đề ra trong quý đầu năm? Trong chừng mực nào đó, lý giải này vẫn có thể chấp nhận được nếu đứng ở góc độ doanh nghiệp game nhỏ và vừa với tiềm lực tài chính chưa đủ mạnh để có thể đầu tư sản phẩm mới. Tuy nhiên, trong trường hợp VNG - một doanh nghiệp phát hành game hàng đầu với những con người trẻ, năng động, có bề dày kinh nghiệm về mặt sản xuất và phát hành game, khả năng cạnh tranh tốt - lý giải trên có vẻ chưa thực sự hợp lý.

Trên thực tế, hiện tại VNG vẫn 'cất trong kho' một số sản phẩm có sức hút lớn như Tinh Thần Biến, Elsword (có tin đồn cho rằng chúng đã bị VNG giải phóng do phải 'đắp chiếu' quá lâu) và điển hình là bom tấn Võ Lâm Truyền Kỳ 3D. Từ giữa năm ngoái, NPH này đã bất ngờ mở chiến dịch cho chơi thử rộng rãi MMORPG 3D này tại một số quán Internet ở Hà Nội và TP HCM, song không lâu sau đó, người ta cũng không còn nghe ngóng được gì về tin tức của nó nữa. Bản thân fanpage Võ Lâm Truyền Kỳ 3D hiện cũng rất im lìm, hầu như không có hoạt động gì được update tại đây.

Trong bối cảnh Cửu Âm Chân Kinh đã ra mắt và phần nào 'gây bão' cho làng game Việt, một số MMO 3D mới lần lượt kéo nhau chuẩn bị đổ bộ VN, hẳn không ít người sẽ nhận định, VNG đang phải đau đầu để chọn thời điểm chào sân thích hợp cho Võ Lâm Truyền Kỳ 3D nhằm tránh những cuộc 'huynh đệ tương tàn'. Song cũng không loại trừ khả năng rất lớn là hiện tại, VNG vẫn không thể 'tung chăn' cho đứa con cưng của họ do chưa thể xin được giấy phép phát hành ở VN.

Đến bao giờ, VNG mới chịu lên tiếng với những sản phẩm mới, trong đó có bom tấn Võ Lâm Truyền Kỳ 3D?
Đến bao giờ, VNG mới chịu lên tiếng với những sản phẩm mới, trong đó có bom tấn Võ Lâm Truyền Kỳ 3D?

Lý do thực sự của thái độ 'bàng quan, chậm rãi' với nhịp chảy sôi động của thị trường game Việt trong quý I/2013 của VNG hiện vẫn chưa có lời giải đáp thích đáng. Phải chăng, năm nay VNG không còn đặt ưu tiên hàng đầu là nhập game mới phát hành mà thay vào đó là tự sản xuất trò chơi để xuất khẩu như trường hợp của Galaxy Pirates vừa qua?

Tất nhiên, mọi thứ hiện tại vẫn chỉ là suy đoán, song theo một nguồn tin không chính thức từ VNG mà Game Thủ.net ghi nhận được, sắp tới trong tháng 4, có khả năng NPH này sẽ chào quý mới bằng một sản phẩm game ngoại với nội dung tập hợp nhiều mỹ nữ.

Hoàng Quân

Nguồn: gamethu.vnexpress.net

những game xbox khiến game thủ phương tây ‘phát ớn’

Những game Xbox khiến game thủ phương Tây 'phát ớn'

Gameplay dở, nhân vật tồi, cốt truyện không hấp dẫn là điểm trừ tuyệt đối cho những game Xbox dưới đây.

> 5 game Xbox 360 'nóng bỏng' sẽ hé lộ trong E3 2012
> Xem phi thuyền NASA đáp xuống sao Hỏa bằng Xbox 360

Xbox là thiết bị đưa đại gia phần mềm Microsoft trở thành một thế lực đứng đầu ngành công nghiệp game. Bên cạnh những trò chơi 'hay kinh điển' như HaloGears of War, không thể tránh khỏi những hạt sạn. Hãy cùng điểm qua những trò chơi trên hệ máy này mà game thủ Âu - Mỹ truyền tụng là nên tránh xa.

Avatar: The Game

Avatar là một phim thành công rực rỡ về mặt thương mại với doanh thu khổng lồ trên khắp thế giới. Cũng không ngạc nhiên khi trò chơi ăn theo xuất hiện ngay sau đó. Song thay vì sử dụng các tài nguyên trong phim để làm cho game hấp dẫn hơn thì có vẻ như ngân sách làm game đã được dùng để marketing cho phim hết rồi. Lẽ ra đây sẽ là một trò chơi phiêu lưu khoa học viễn tưởng với cốt truyện liên quan đến sự kỳ vĩ của Pandora, song thực tế game chỉ làm hài lòng các nhà sản xuất mà thôi.

Avatar: The Game

Khi bắt đầu màn chơi đơn, người chơi có thể chọn lựa nhiều nhân vật có những kỹ năng đặc biệt khác nhau. Duy chỉ có điều với bất kỳ nhân vật thuộc giới tính nào, Avatar: The Game đều gọi là 'sir (ngài)' trong các đoạn phim cắt cảnh, điều này thể hiện sự sai sót cẩu thả của nhà làm game. Một điểm nữa thể hiện sự nhàm chán của game là máu trong game là màu xanh hết kể từ động vật cho đến con người.

G.I. Joe: The Rise of Cobra

Lại thêm một game được chuyển thể từ phim gây thất vọng. Điều này không ngạc nhiên lắm khi bản thân bộ phim gốc chỉ có chất lượng trung bình mặc dù bối cảnh đặc nhiệm chống khủng bố công nghệ cao là khá tiềm năng. Có thể nói các nhà phát hành và sản xuất chỉ coi trò chơi này là một sản phẩm phụ nhỏ nhoi nhằm quảng bá cho phim thì đúng hơn là một sản phẩm game được đầu tư đúng nghĩa. Gameplay quá tệ!

G.I. Joe: The Rise of Cobra

Người chơi sẽ điều khiển các siêu đặc nhiệm G.I.Joe hoàn thành nhiệm vụ khác nhau theo phong cách game thùng cũ kỹ. Nhân vật sẽ di chuyển và bắn với tốc độ đều đều, đạn dược thì vô tận, vũ khí tự động khoá mục tiêu… và nói chung rất khó để hy sinh! Thế thì còn thử thách gì nữa!

Trong phiên bản tiếp theo (nếu có) các nhà phát triển cẩn chú trọng hơn đến phần chiến lược chiến thuật của game, điều mà gần như không xuất hiện ở phiên bản hiện tại. Tóm lại ngoài việc đã mắt với việc điều khiển các nhân vật khác nhau với các trang bị đa dạng thì game này không đáng để mất thời gian trải nghiệm.

Beowulf: The Game

Với bối cảnh của game gốc khá bạo lực và ly kỳ, lẽ ra trò chơi này phải được đầu tư kỹ lưỡng hơn để có thể tồn tại được trong dòng game 'chặt chém (hack-n-slash). Có điều đấy không phải là những gì mà thực tế phản ánh.

Beowulf: The Game

Nhiều game thủ cho biết họ đã chán nản ngay ở phần hướng dẫn đầu game. Tiếp theo đó là các nội dung nhàm chán và tệ hại. Game thủ phải quản lý một nhóm bạn và có thể ra lệnh cho họ bằng các khẩu lệnh đơn giản như 'đánh đi', ' di chuyển cái này đi'... Song ngoài ra lệnh, việc tương tác với các đối tượng này bất tiện đến mức khó chịu!

Wartech: Senko no Ronde

Nếu nhìn bề ngoài Wartech là một game song đấu dạng 2D. Nhưng sự thực nó là gì thì rất khó nói. Thật không dễ dàng khi hình dung một game đánh nhau mà nhân vật không có động tác nhảy, võ đài thì toàn là đường kẻ lưới chằng chịt và một mớ các vòng tròn khác nhau trôi nổi trên không trung. Nếu chưa hình dung ra được thì game thủ có vào game cũng không khá hơn.

Wartech: Senko no Ronde

Logic của game cũng khá 'dị' khi để các cô gái trẻ trở thành những người điều khiển mech (người máy) chiến đấu trong một cuộc chiến tranh. Có thể đây là sự khác biệt trong cách nghĩ của giới làm game Nhật Bản và Âu Mỹ. Dù gì đi chăng nữa, chỉ khi thế giới hết sạch đàn ông thì mới đến lượt những cô gái trẻ phải tham chiến như vậy (mà khi hết sạch đàn ông thì có lẽ sẽ không có cuộc chiến tranh nào xảy ra). Bên cạnh đó, Wartech là một game khá khó và người chơi không được trợ giúp gì trong game. Game rất khó điều khiển và không thoải mái.

Hulk Hogan's Main Event

Nói chung các trò chơi có hỗ trợ Kinect vẫn có chất lượng khá phập phù ở vào thời điểm hiện tại. Hulk Hogan's Main Event là một game mà người chơi không hiểu nổi vai trò của Hulk Hogan trong game là gì. Việc tạo ra đô vật cho riêng mình cũng 'vật vã' không kém khi mà cảm biến Kinect không đủ độ nhạy cần thiết để theo kịp tốc độ cử động của tay, chưa kể đến tạo hình nhân vật thì quá 'í ẹ'.

Hulk Hogan

Nếu người chơi vẫn chưa từ bỏ sau phần tạo dáng nhân vật 'cực nhọc' thì họ sẽ sớm làm điều đó khi vào game. Những động tác hấp dẫn khi chơi game đấu vật là đấm và húc đầu gần như bị Kinect bỏ qua và nhiều điều khó chịu khác. Tóm lại là không thu hoạch hay khám phá gì được game này. Số người mua trò chơi chắc hẳn phải là fan cuồng của cái tên Hulk Hogan, những người chỉ cần nhìn thấy một chút xíu hình ảnh của đô vật này là đủ để thỏa mãn. Nếu bạn không nằm trong cộng đồng đó, tốt nhất là đừng phí tiền và thời gian.

Hannah Montana: The Movie - The Game

Trò chơi ăn theo bộ phim âm nhạc tuổi teen rất ăn khách này được fan hâm mộ chờ đợi nhất ở khâu tương tác với những trải nghiệm của nhân vật chính Hannah Montana. Song có lẽ các nhà phát triển đã nhầm khi cho người chơi biểu diễn như Hanna còn sống với sinh hoạt của diễn viên thủ vai này trong phim – Miley Cyrus. Yêu nhân vật trong phim và hâm mộ diễn viên thủ vai là 2 điều hoàn toàn khác nhau.

Hannah Montana

Trò chơi bắt đầu với phần hướng dẫn kéo dài cả nửa tiếng đồng hồ mà game thủ không thể bỏ qua được. Trong quá trình này, họ sẽ được học các động tác vũ đạo cũng như nhạc cụ mà Hannah trình diễn trên sân khấu. Về lý thuyết thì sẽ rất khó, song trong game thì mức tệ nhất mà người chơi nhận được luôn là 'OK'. Thế thì còn gì là hay nữa! Phần chơi nhập vai sinh hoạtt đời thường của Miley thì tẻ ngắt và có lẽ chỉ ai thích Miley mới thích mà thôi.

Hail to the Chimp

Trong các ý tưởng kinh doanh về game thì việc lấy bối cảnh bầu cử tổng thống biến thành trò chơi xem ra là ý tưởng tệ nhất. Hail to the Chimp là game đầu tiên và cũng hy vọng là game cuối cùng minh chứng cho điều này. Game được tung ra vào thời điểm diễn ra cuộc bầu cử tổng thống Obama năm 2008. Người chơi sẽ lựa chọn một trong số các loài vật được cung cấp để cạnh tranh trở thành Tổng thống của Vương quốc Muôn Loài.

HailtotheChimp

Vị tổng thống loài vật này sẽ được chọn dựa trên số lượng vỏ hến đại biểu thay cho phiếu bầu. Có rất nhiều cách để các loài động vật ứng cử cạnh tranh với nhau để giành vỏ hến thông qua các nhiệm vụ mà game tạo ra. Đáng tiếc là chẳng có nhiệm vụ nào hấp dẫn cả. Game thủ sẽ thấy một vài bản đồ tẻ nhạt và nhàm chán, camera thì cố định ở một góc rất khó chịu. Một số game thủ đã đùa rằng nếu muốn đuổi khách thì cứ bật game này cho họ chơi là xong.

Pimp My Ride

Bản thân từ 'pimp' thì chẳng hay ho chút nào song trò chơi ăn theo series truyền hình thực tế cùng tên thì không xấu như thế. Có thể nói là đây là trò chơi thế giới mở gần gũi với thực tế nhất, người chơi có thể độ xe theo đúng tinh thần của show truyền hình trên TV, thậm chí còn hài hước hơn với các loại đồ chơi ngộ nghĩnh và đám đông người hâm mộ sẵn sàng trầm trồ trước 'tác phẩm' mà người chơi tạo ra. Cũng có một số màn chơi thú vị mà người chơi cần nhấn các nút theo đúng điệu nhạc để hoàn thành. Tuy vậy game cũng sa vào vết xe đổ mà trò chơi Hanna Montana nhắc tới ở trên mắc phải, kể cả game thủ có nhấn sai đi chăng nữa thì trò chơi vẫn tiếp tục và 'qua bàn' như thường.

Pimp My Ride

Cách bố trí các nhiệm vụ phụ cũng vô lý khi mà người chơi sẽ phải ra vào hết cửa hàng nọ tới cửa hàng kia để mua phụ tùng cần thiết một cách rất mất thời gian.

Shrek the Third

Phải nói rằng đây là một game ăn theo phim dở tệ. Fan hâm mộ của loạt phim này chắc chắn cũng là những người ưa thích giọng lồng tiếng ấn tượng của các danh hài Mike Myers và Eddie Murphy cho các nhân vật Shrek và chú lừa lắm điều. Nhưng trong game, các nhân vật này được lồng tiếng bởi những diễn viên vô danh và góp phần vào sự thất bại của game.

Shrek the Third

Bên cạnh sự tệ hại của khâu lồng tiếng, game này còn làm hoen ố hình ảnh anh chàng Shrek tốt bụng khi biến nhân vật này thành một kẻ bạo lực. Trong phim, Shrek chỉ dọa dẫm kẻ xấu bằng cách gầm lên hoặc vài hành vi đe dọa 'hiền lành' khác bởi lẽ đối tượng khán giả của phim chủ yếu là thiếu nhi. Còn trong game Shrek the Third, nhân vật này đã 'mở đường máu' bằng nắm đấm của mình, sau đó thì cười vào nạn nhân với nét mặt vô cảm. (Thật đáng hổ thẹn cho những người làm ra game này.)

Attack of the Movies 3D

Bản thân cái tên của game đã có vấn đề, nó làm cho người chơi bối rối và phần nhiều sẽ nghiêng về nhận điịnh đây hứa hẹn là một game 3D hoành tráng. Song sự thực thì kể cả khi đeo kính 3D chuyên dụng, hình ảnh chẳng 'nổi'' tý nào.

Attack of the Movies 3D

Attack of the Movies 3D đã thiết kế dở lại còn khó. Với gameplay là FPS và kẻ địch có thể xuất hiện khắp nơi trên màn hình, game khó đến mức 4 người cùng chơi co-op mà vẫn phải ì ạch mới lết qua được mức độ dễ nhất. Nhiều game thủ cho biết họ không hề chơi tới màn thứ 2, đa phần bỏ game luôn ngay sau màn đầu. Cơ chế ngắm bắn quá tồi và phạm vào điều đại kị của game bắn súng là không chỉnh được độ nhạy. Do đó game thủ chỉ có thể làm duy nhất một điều là vãi đạn và cầu nguyện. Tóm lại game có nhân vật thiết kế xấu, gameplay kém và 3D không thể chấp nhận được.

Bạn đã 'may mắn' chơi phải game nào trong danh sách này rồi? Cảm xúc của bạn thế nào, hãy cho chúng tôi biết qua phần comment nhé.

Song Anh

Nguồn: gamethu.vnexpress.net

sai lầm khi cưới vợ mê game

Sai lầm khi cưới vợ mê game

Lời tâm sự và cũng là cảnh tỉnh của một game thủ khi lấy vợ là bạn cùng chinh chiến.

Anh em ơi chết tôi rồi. Tâm sự này hi vọng anh em tỉnh ngộ và suy nghĩ thật cẩn thận khi muốn cưới em gái nào lỡ mê game.

Trước đây mình quen nàng qua offline game Võ Lâm. Rồi sau đó biết là nàng học chung đại học cũ của mình. Rồi qua lại 2 đứa yêu nhau. Mình rất tự hào và cảm thấy hạnh phúc vì có nàng chung sở thích chơi game. Nhiều khi chả cần chơi đâu xa, cứ cho nàng đi cafe rồi mỗi đứa 1 máy chơi game nàng cũng vui rồi.

Mà tình hình là từ ngày cưới nhau tôi buồn quá. Tôi thì mê con Cổ Kiếm. Nàng thì vẫn chơi game của nàng.

Nàng không quên nhiệm vụ của người vợ nhưng hỡi ôi, bữa ăn với mình thành thảm họa luôn. Cứ hôm nào có công thành bên game của nàng là y như rằng cơm canh không nhạt thì mặn, không nhừ thì sống.

Sau hỏi ra vì tới giờ công thành, tham gia sự kiện mà nàng nấu nướng vội vàng, không chú tâm. Rồi có những tối muộn mệt muốn ngủ, nàng vẫn ôm máy tính.

Hu hu chết tôi mất. Xưa yêu nhau thấy vui vì nàng thức cùng online. Giờ nàng vẫn mê như thế có chết tôi không.

Anh em lưu ý khi lấy vợ mê game nhé. Yêu thì thích đấy nhưng lấy nhau về mệt lắm. Cần phủ đầu ngay từ đầu. Giờ tôi chả biết sao giờ. Nếu nói nàng lại bảo sao xưa anh bảo thích em thế mà giờ này nọ. Hix hix

>>> Trao đổi, thảo luận về sai lầm khi cưới vợ mê game

(Theo diễn đàn Game Thủ.net)

Nguồn: gamethu.vnexpress.net

cơ hội nào cho 2112 cạnh tranh game ngoại tại vn

Cơ hội nào cho 2112 cạnh tranh game ngoại tại VN?

Game online này vẫn chưa thể chinh phục game thủ Việt như các trò chơi ngoại từng làm được.

> Cộng đồng lại khẩu chiến sau đợt update của 2112
> 2112 Revolution định hướng thành game eSports đúng nghĩa

Là một game 'made in Việt Nam', khi mới ra mắt, 2112 đã nhận được nhiều chú ý và những động thái ủng hộ mạnh mẽ từ phía cộng đồng game thủ. Tuy nhiên, với cách chơi có phần xa lạ đối với game thủ Việt, 2112 đã dần trở lên lạc lõng giữa một thị trường mà game kiếm hiệp đang làm mưa làm gió.

Điều đáng ngạc nhiên là khi một game kiếm hiệp mới được đưa về Việt Nam, câu đầu tiên game thủ nói thường là 'Lại game Trung Quốc' hay những câu mang tính chê bai như 'game rác'. Nhưng rồi sau đó, phần đông game thủ Việt vẫn lao đầu vào chơi, vẫn hì hục cày cuốc và NPH lại tận thu, mang thêm nhiều game 'made in China' mới về nước.

Game nhập từ Trung Quốc vẫn chiếm thế thượng phong tại thị trường VN hiện nay.

Sau hơn 3 tháng ra mắt, 2112 đã 2 lần thay đổi lớn về gameplay. Lần thứ nhất, sau đợt Alpha Test, trò chơi cho phép người chơi điều khiển được unit (Micro). Còn lần gần đây nhất, ở bản update 1.9.0, game đã bất ngờ rũ bỏ toàn bộ item, level hay những đặc điểm cố hữu của một MMO để chuyển sang thuần eSports.

Không ít người cho rằng, Emobi Games đã sai lầm ngay từ đầu khi thiết kế một game RTS cho thị trường Việt Nam - nơi đề tài kiếm hiệp và văn hóa Trung Hoa đã ăn sâu vào từng ngóc ngách của làng game. Cũng có người nhìn nhận đó là sự táo bạo, dám đặt cược vào điều mới lạ. Nói gì thì nói cũng phải ghi nhận rằng, đội ngũ phát triển đã và đang cống hiến hết tâm huyết với 2112.

Chuyển sang thuần eSports, dù còn phải chịu nhiều thị phi cũng như phản ứng trái chiều từ cộng đồng người chơi cũ và mới, song nhìn chung, 2112 đã tạo ra một bộ mặt hoàn toàn khác. Khi game không còn buộc cày cuốc, người chơi có thể thoải mái tìm hiểu các chủng quân, nghiên cứu cách chơi và cảm nhận nét riêng của một game eSports do VN làm. Tuy nhiên, trước sự cạnh tranh của những sản phẩm đình đám trong làng eSports như StarCraft II, Dota AllStar, Dota 2, LoL, HoN… khả năng 2112 có thể tỏa sáng và thành công hay không hiện vẫn là dấu hỏi lớn.

Con đường tiến lên eSports của 2112 còn lắm gian truân.
Con đường tiến lên eSports của 2112 còn lắm gian truân.

Mặt khác, chính sự khác biệt về lối chơi của 2112 khi chuyển sang thuần eSports đã vô hình chung tạo nên một rào cản khiến không ít người chơi cho biết, họ khó tiếp cận game hơn. Điều này càng hiển hiện rõ trong phạm vi cộng đồng đã quá quen với lối chơi của những game eSports nổi tiếng được liệt kê ở trên.

Vậy để giải bài toán khác biệt về thị hiếu này, studio phát triển sẽ phải làm gì? Có thể thấy rõ một trong những những động thái gần đây nhất được họ đưa ra chính là khi tiến lên eSports chính là kế hoạch tổ chức các giải đấu lớn. Dự kiến, đây sẽ là các giải đấu định kỳ hàng tuần hoặc hàng tháng. Chưa biết những nỗ lực 'eSports hóa' để cải thiện tình hình khó khăn 2112 sẽ đem lại hiệu quả đến đâu song đứng trên góc độ cống hiến cho nền game Việt, đội ngũ phát triển xứng đáng nhận được những sự động viên, khích lệ nhiều hơn nữa từ cộng đồng.

Hoàng Quân


Nguồn: gamethu.vnexpress.net

chợ cá của làng game thế giới trong ngày 1/4

'Chợ cá' của làng game thế giới trong ngày 1/4

Từ các nhà phát triển lớn đến những hãng game nhỏ, ai cũng muốn tạo ra một chút gì đó vui vẻ và hóm hỉnh trong 'Ngày nói dối' này.

> Phi đội ngựa non ra trận trong Warthunder
> Trò đùa ngày cá tháng 4

Ngày Cá tháng tư (1/4), còn gọi là ngày nói dối, là ngày hội vui vẻ, hấp dẫn đối với những người tinh nghịch và hài hước. Đây là ngày mà mọi người có thể bị lừa hoặc chơi khăm mà không sợ bị giận hay bị đánh. Dù không phải là ngày nghỉ lễ chính thức nhưng vẫn được rất nhiều nước tổ chức kỉ niệm hàng năm vào đúng ngày 1/4, bằng cách tung nhiều tin đồn hoặc nói xạo, nói đùa về rất nhiều chủ đề khác nhau nhằm tạo niềm vui hay trêu chọc ai đó.

Trong ngành công nghiệp giải trí, đặc biệt là lĩnh vực game, 1/4 luôn là thời điểm thích hợp nhất để đưa ra các tin đồn mà ẩn chứa trong đó là sự kỳ vọng của cả hãng game lẫn người chơi về những sản phẩm đặc biệt, ấn tượng hoặc đơn giản nhất là hi vọng khôi phục các dòng trò chơi cũ.

Dưới đây là những trò đùa được các hãng game tung ra trong ngày Cá tháng tư năm nay, trên toàn thế giới.

Thế giới khổng lồ của Guild War 2 dưới dạng game 16-bit

Kế hoạch ban đầu của hãng ArenaNet là một bản cập nhật 8-bit giả để ăn mừng ngày Cá Tháng Tư, tuy nhiên trò chơi mang tên Super Adventure Box đã tạo ra cả một thế giới trong mơ đầy kỳ diệu khi kết hợp Super Mario Bros, The Legend of Zelda, Metroid và những cái tên kinh điển thuộc thể loại 8-bit, 16-bit khác của ngành công nghiệp giải trí trong một sản phẩm.

"Trò đùa" kỳ công và ấn tượng của ArenaNet.
'Trò đùa' kỳ công và ấn tượng của ArenaNet.

Trong trò chơi đặc biệt này, game thủ sẽ phiêu lưu trên hành trình giải cứu công chúa bị bắt cóc theo 3 cốt truyện với những chủ đề khác nhau. Các món đồ trong game khá rẻ tiền và game thủ có thể nhanh chóng sắm sửa được tất cả mọi thứ trong quá trình khám phá trải nghiệm. Không chỉ là một trò đùa, Super Adventure Box có thể coi là một món quà đặc biệt trong Ngày nói dối với cộng đồng game thủ.

Warhound quay trở lại trong phiên bản StarCraftII: Heart of the Swarm

Như Blizzard đã thông báo trước đây, đơn vị quân Warhound đã được gỡ bỏ khỏi trò chơi từ đợt thử nghiệm mở rộng bởi sự chồng chéo tính năng với đơn vị quân Marauder. Mặc dù có thiết kế khá đẹp nhưng việc hai sản phẩm có cùng chức năng được tạo ra từ hai nhà quân khác nhau là việc không thể chấp nhận.

Nhưng trong ngày đặc biệt hôm qua, 1/4, Blizzard đã quyết định sẽ khôi phục đơn vị quân này với lý do muốn tăng cường sức mạnh cho đội quân Terran sau khi chứng kiến sự bá đạo của game thủ Life trước Flash trong trận chung kết giải MLG Winter.

"Nếu Flash có Warhounds, anh ấy có thể đã giành chiến thắng", lý lẽ đậm "mùi cá" của đại diện hãng game.
'Nếu Flash có Warhounds, anh ấy có thể đã giành chiến thắng', lý lẽ đậm 'mùi cá' của đại diện hãng game.

Không chỉ vậy, người chơi còn có thể sử dụng đơn vị quân này khi cầm Zerg hay Protoss bởi 'game chiến thuật cần sự cân bằng'. Vì vậy:

- Warhound sẽ được bổ sung cho Terran vì con robot này nhìn rất 'cool' và ấn tượng.
- Warhound sẽ được bổ sung cho Zerg để duy trì khả năng cạnh tranh với Terran.
- Warhound sẽ được bổ sung cho Protoss để giữ cho những người chơi yêu thích Protoss không lập topic rên rỉ và đòi hỏi trên diễn đàn.

Football Manager 1888 - Bóng đá sẽ được chơi theo kiểu 'luật rừng'

Sau khi tung ra phiên bản Football Manager 2013, Sport Interactive hôm qua đã quyết định sẽ phát hành thêm một sản phẩm mới nữa mang tên Football Manager 1888, với bối cảnh chính là mùa giải đầu tiên của nước Anh.

Theo luật của trò chơi này, sân bóng sẽ không khác gì bãi chiến trường.
Theo luật của trò chơi này, sân bóng sẽ không khác gì bãi chiến trường.

Game thủ sẽ được dẫn dắt một trong 12 đội tuyển bóng đá ban đầu, tham gia trận cầu với các luật lệ đặc biệt như không thay người, không thẻ đỏ, không việt vị... cầu thủ có thể làm mọi điều trên sân mà không sợ bị truất quyền thi đấu. Những người quản lý sẽ phải đối mặt với vô vàn khó khăn theo kiểu oái oăm như một vận động viên bất ngờ bị gọi đi lính, để lại chỗ trống không thể thay thế trên sân hay khi gặp chấn thương là xác định sẽ thi đấu thiếu người.

World of Tanks sẽ cho game thủ lên mặt trăng

Bản đồ mới mang tên Moon sẽ mở rộng phạm vi chiến đấu của game thủ, vượt ra khỏi lực hấp dẫn của Trái đất và vươn tới một vệ tinh thân quen ngoài vũ trụ, mặt trăng.

"Chúng tôi tự tin rằng bản đồ mới này sẽ làm thỏa mãn sở thích của tất cả game thủ hâm mộ World of Tanks cũng như những người mê thiên văn học".
'Chúng tôi tự tin rằng bản đồ mới này sẽ làm thỏa mãn sở thích của tất cả game thủ hâm mộ World of Tanks cũng như những người mê thiên văn học', văn phong 'đầy gió' từ hãng phát triển.

Đến trong bản cập nhật 8.5, được dự kiến phát hành trong tháng 5, game thủ sẽ được đua xe tăng trên bề mặt khô cằn và hoang sơ của 'chị Hằng'. Với địa hình game hứa hẹn tuyệt đẹp, ánh sáng độc đáo với muôn vàn ngôi sang lấp lánh chiếu sáng suốt ngày đêm, World of Tanks khiến những cỗ máy chiến tranh trở nên lấp lánh nhờ các luồng ánh sáng phản chiếu trên bề mặt kim loại.

Không nhưng thế, ẩn dưới lớp phong cảnh đặc biệt là cả một hệ thống mê cung lắt léo được thiết kế vô cùng khéo léo, nơi ẩn náu của những mối nguy hiểm tiềm tàng, là vô vàn chỗ phục kích hiểm độc dành cho kẻ thù.

Minecraft 2.0 sắp ra mắt

Phiên bản game trên PC đã đạt doanh thu khổng lồ, và ngày đẹp 1/4 là thời điểm thích hợp để Mojang công bố về phiên bản kế tiếp 'Minecraft 2'.

Nhiều game thủ không nghĩ Minecraft 2.0 là trò đùa, đơn giản vì họ tin chắc rằng nó sẽ sớm xuất hiện trong tương lai gần.
Nhiều game thủ không nghĩ Minecraft 2.0 là trò đùa, đơn giản vì họ tin chắc rằng nó sẽ sớm xuất hiện trong tương lai gần.

Được phát triển trong 2 năm qua và dự kiến phát hành trong vòng 2 tháng tới, trò chơi mô phỏng nhân vật từ những khối ô vuông sẽ tiến tới một cấp độ tiếp theo. Theo thông báo, hiện trò chơi đang trong giai đoạn thử nghiệm giới hạn, nơi mà các game thủ đã được hãng phát triển bí mật tuyển chọn từ cộng đồng, trải nghiệm những tính năng mới đặc biệt từ phiên bản mới.

Razer cập nhật firmware biến chuột game thành điện thoại

Chỉ cần cập nhật phiên bản driver mới, sau đó nhập mã kích hoạt được thông báo từ trang chủ của hãng, game thủ sẽ biến phiên bản chuột game Razer Naga thành một chiếc điện thoại di động độc nhất vô nhị. Không phải bỗng dưng mà phiên bản Razer Naga được lựa chọn, nguyên nhân chính bởi vị trên thân thiết bị này có một hàng nút bấm từ 1 đến 12, thiết kế không khác nhiều so với bàn phím điện thoại.

Razer Naga Phone, tại sao không?
Razer Naga Phone, tại sao không?

Razer Naga Phone, đây cũng có thể là một ý tưởng sáng tạo đắt giá trong tương lai nếu hãng chuyên sản xuất phụ kiện game này muốn 'đổi gió'. Với các thiết kế ngày càng nhỏ gọn và đơn giản của điện thoại di động, trên thực tế việc tích hợp hai sản phẩm này vào với nhau chỉ bị một điều duy nhất ngăn cách hiện nay là khả năng ứng dụng vào thực tế, hay đơn giản là sở thích của người dùng mà thôi.

Dòng game Assassin's Creed kết hợp thương hiệu Zelda

Trò chơi đặc biệt này sẽ mang tên Hylian Creed, một sản phẩm mới đến từ Ubisoft và dành riêng cho hệ máy Wii U. Game dự kiến phát hành vào ngày 1/4/2014.

Nhìn chung "món cá" này từ Ubisoft không thật sự đậm đà bởi có quá nhiều fan-art nói về sự kết hợp này trong quá khứ.
Nhìn chung 'món cá' này từ Ubisoft không thật sự đậm đà bởi có quá nhiều fan-art nói về sự kết hợp này trong quá khứ.

Half-Life 4 lộ diện

Thay vì hé lộ phiên bản Half-Life 3, Valve lại lựa chọn Half-Life 4 cho ngày 'dối lừa', một chiêu trò hơi lộ của ông trùm Gabe Newell.

Xuất phát từ trang dữ liệu trên hệ thống Steam, trò chơi này sẽ ra mắt dưới một phiên bản game dành riêng cho hệ điều hành Linux. Dự án game được tiết lộ đi kèm với thông tin về việc Valve đã phát hành Steam trên Linux từ 29/2/2011 với mong muốn Linux sẽ nhanh chóng trở thành hệ điều hành số 1 trên thế giới để chơi game. Tiếp đó, SteamBox sẽ được phát hành vào đầu năm 2012 và đi kèm với màn ra mắt của Half-Life 4, kẻ kế thừa cho phiên bản Half-Life 3 đã 'biến mất'.

Ngày đó, ngày đó sẽ không xa xôi...
Ngày đó, ngày đó sẽ không xa xôi...

Half-Life 4 được thông báo sẽ phát hành vào ngày 1/4 vào lúc 21:00 UTC. Tất nhiên, chuyện này có thể sẽ xảy ra nhưng vào năm nào thì chưa ai rõ.

Những hàng cá khác

Ngoài ra, cùng trong ngày hôm qua, một loạt phiên bản game tiếp theo cũng như các trò chơi mới có nội dung độc đáo, phong cách thiết kế sáng tạo, gameplay 'chưa từng xuất hiện trong lịch sử trước đó' cũng ùn ùn kéo nhau lộ diện trên các mặt trang tin game danh tiếng như Crusader Kings Z (phiên bản chiến đấu với zombie của dòng game Crusader Kings), Creepy Watson Returns (game phiêu lưu đề tài Sherlock Holmes), Batman Arkham City phong cách 8-bit, RetroMator 4000, Europa Universalis: The Musical...

Một số hãng công nghệ nổi tiếng cũng chen chân buôn bán trong chợ cá ngày hôm qua với các đặc sản riêng như Apple iPlay, console chơi game mới của nhà táo; Google Nose, cho phép người dùng ngửi mùi hương qua việc dí mũi vào màn hình máy tính; YouTube đóng cửa 10 năm để tìm ra người làm video hay nhất...

Bảo Nam

Nguồn: gamethu.vnexpress.net

game thủ tổ chức đám cưới siêu tiết kiệm

Game thủ tổ chức đám cưới siêu tiết kiệm

Cặp đôi nên duyên từ Thần Giới đã đi đến một cái kết có hậu.

Cặp đôi Uppa (Nguyễn Đăng Chính) và ngocmai (Nguyễn Ngọc Mai) quen biết nhau từ S10 game Thần Giới và ngày 31/3 vừa qua họ chính thức tổ chức đám cưới theo nếp sống mới ở xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, Hà Nội

Không cỗ bàn linh đình, đám cưới diễn ra trong không khí ấm cúng với trà nước, bánh kẹo và lời chúc phúc của lãnh đạo Thành đoàn, Huyện ủy, UBND và các đoàn thể. Hàng trăm người dân cũng đến chung vui với đôi uyên ương.

Đôi uyên ương trao nhẫn cưới cho nhau.

Tại hôn lễ, cặp vợ chồng được Chủ tịch UBND xã Hồng Hà trao giấy chứng nhận kết hôn trước sự chứng kiến của gia đình, họ hàng và bạn bè thân thiết. Đại diện hai bên gia đình đã phát biểu, dặn dò đôi trẻ.

Đôi uyên ương vui vẻ nhận quà của thành đoàn và lãnh đạo địa phương.

Đây không phải là đám cưới đầu tiên của các cặp đôi quen nhau từ trong game nhưng nó khẳng định các game thủ cũng là những công dân rất có ý thức với nếp sống mới và có trách nhiệm với cuộc sống của mình như bao người.

Diệp Chi

Nguồn: gamethu.vnexpress.net